Encoding Guide
Hiện thời thì mình biết là rất nhiều bạn thích và muốn dùng MEGUI, xem nó như là “công cụ encode” tốt nhất. Nhưng ở đây mình cũng xin nhấn mạnh rằng MEGUI nó chỉ là graphic usage interface, tức là một giao diện người dùng thôi. Tất cả những việc encode này nọ đều do file x264 cùng avisynth thực hiện.
Với mục đích hướng dẫn cho những bạn chưa biết gì, mình xin viết bài này để giúp các bạn hiểu rõ hơn cách sử dụng MEGUI cũng những tùy chọn của nó. Mình cũng không thích hướng dẫn theo cách thuộc lòng, do đó mình sẽ giải thích kĩ càng tất cả những bước mình làm và lý do phải làm vậy để các bạn nắm rõ.
1. Avisynth
Avisynth thực chất là một công cụ rất mạnh dùng để xử lý video hậu phát hành. Nó cũng cung cấp rất nhiều phương thức để chỉnh sửa video. Avisynth hoạt động như là một frameserver, nghĩa là nó xử lý thẳng frame chứ không cần tạo file tạm thời.
Bản thân Avisynth không có đi kèm graphic user interface (GUI). Nếu muốn sử dụng GUI, có rất nhiều tool cho bạn lựa chọn như MEGUI, ripbot, …
Để viết script avisynth, bạn có thể dùng… notepad! Dễ nhìn hơn thì dùng notepad++, nhưng mà có một tool chuyên dụng chỉ để viết script avisynth, đó là AVSP.
Chú ý khi cài avisynth bạn nhớ cài đầy đủ, bao gồm cả plugins.
2. Internal Filter
Filter (bộ lọc) thì có lẽ các bạn nào đã học qua xử lý tín hiệu kĩ thuật số sẽ nắm rõ (không rõ thì khỏi qua môn). Mình không tập trung vào phần đó lắm ở đây, vì nó là một đề tài cực kì rộng. Ở đây mình chỉ nói đến các filter có sẵn trong bản thân Avisynth.
AviSource / AviFileSource / OpenDMLSource / DirectShowSource
Đây là nhóm các filter để mở video cho Avisynth xử lý. DirectShowSource có thể mở gần như tất cả.
Syntax: DirectShowSource(string filename [, float fps, bool seek, bool audio, bool video, bool convertfps, bool seekzero, int timeout, string pixel_type, int framecount, string logfile, int logmask])
Ví dụ: DirectShowSource(“F:Animetypeset-tutorial1.mp4“, fps=23.976, audio=false, convertfps=true)
Một vài lưu ý khi sử dụng: Một vài bộ giải mã mà điển hình là MS MPEG4 sẽ cho ra video lộn ngược, để đưa nó trở lại bình thường bạn sẽ phải dùng FlipVertical. fps là framerate, thường nó sẽ là 23.976 hoặc 29.970 -> đừng tùy tiện sửa nó trừ khi bạn biết mình đang làm gì. Với convertfps, nó sẽ biến variable framerate (vfr) thành constant framerate (cfr).
Tham khảo thêm tại đây
FPS
Filter AssumeFPS có lẽ là được dùng nhiều nhất. Filter này sẽ giúp thay đổi framerate mà không thay đổi tổng số frame. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây, vì nói ra thì rất dài dòng mà lại không cần thiết.
Trim
Cái này bạn có thể xem trong phần hướng dẫn avs cutter của megui, nó là cách để cắt một đoạn video. Tuy nhiên, dùng trim thật sự không phải là cách tốt nhất bởi nó sẽ làm chất lượng giảm một cách thê thảm.
BicubicResize / BilinearResize / BlackmanResize / GaussResize / LanczosResize / Lanczos4Resize / PointResize / SincResize / Spline16Resize / Spline36Resize / Spline64Resize
Nhìn chữ Resize thì chắc các bạn cũng biết nó dùng để làm gì rồi. Nó dùng để thay đổi resolution của video.
Ví dụ : LanczosResize(848,480) -> dùng filter lanczos để giải resolution video xuống còn 848×480
Ngoài ra còn rất nhiều nhóm filter khác mà mình không tiện nói hết, như nhóm filter convert màu, nhóm filter interlace, và cả nhóm filter audio. Chi tiết các bạn có thể xem tại đây.
3. External Filter
4. Ví dụ